Vào cuối năm 1998, khi FPT tròn 10 tuổi thì Trương Gia Bình đã là một người nổi tiếng không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở Mỹ. Còn ở Việt Nam quê hương ông, nơi mà một viên tướng nhỏ của FPT cũng dám mơ làm thủ tướng thì sự nổi tiếng của ông quả là không có giới hạn.
Thông thường sau những thành công như thế thì người ta bắt đầu hưởng thụ. Nhưng Trương Gia Bình không phải là người thường. Ông chưa có ý định hưởng thụ và ông đã thuyết phục được hầu hết các cộng sự của mình có chung ý chí đó.
Trị quốc
Trong những ngày này, câu hỏi duy nhất trăn trở trong đầu ông Bình là: làm thế nào để chuyển hướng FPT đang rất thành công ở các lĩnh vực khác sang xuất khẩu phần mềm?
Là con rể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng lỗi lạc nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20, ông Bình chịu ảnh hưởng nhiều phong cách lãnh đạo "lấy dân làm gốc" của vị tướng này. Ông không muốn quyết định một cách độc đoán, quân chủ. Ông thực tâm muốn thi hành dân chủ. Sẽ có những người vô trách nhiệm, phát biểu lung tung. Nhưng ông không sợ. Ông tin vào đa số sẽ ủng hộ ông. Nhân viên nào chống quá, cùng lắm ông cho nghỉ không ăn lương.
Một chiến dịch học tập và quán triệt tinh thần xuất khẩu phần mềm đã diễn ra, kết thúc bằng hội nghị tổng kết rầm rộ tại Đồ Sơn có tên là "Hội nghị Diên hồng" - trùng tên với một hội nghị nổi tiếng trong lịch sử của các vua Trần lấy ý kiến toàn dân nên hòa hay nên đánh giặc Thát vào thế kỷ 13.
Nhưng diễn biến của Hội nghị Diên hồng tại Đồ Sơn lại không hoàn toàn như dự kiến của ông. Tham luận đầu tiên gây sự hưng phấn rất cao là của Đỗ Cao Bảo với tiêu đề "Xây dựng một hình ảnh FPT mới". Là một tướng lắm tài, nhiều chiến công nên ông Bảo nói gì người ta cũng nghe. Ông Bảo cho rằng, FPT hôm nay không còn là công ty số một quốc gia mà là con chim đầu đàn, nên mỗi hành động của FPT sẽ được các công ty khác bắt chước, sao chép lại. Điều này vô cùng nguy hiểm vì khả năng sáng tạo của FPT không phải là vô hạn. Để khắc phục nhược điểm này, ông Bảo đề nghị là phải có một số hư chiêu. Xuất khẩu phần mềm nếu thành công thì tốt, ngược lại nếu thấy khó khăn quá thì ta vẫn thổi lên biến thành hư chiêu, dụ CMC lao vào cho bõ ghét.
Một công thần bảo thủ khác là ông Bùi Quang Ngọc cho rằng tin học trong nước vẫn là quả đấm thép. Phụ trách FPT phía Nam, ông Hoàng Minh Châu thì cho rằng phương hướng sắp tới của chi nhánh là xây trụ sở mới cho tương xứng với hình ảnh của một công ty đầu đàn.
Báo cáo của ông Phan Ngô Tống Hưng về vai trò của Phi tin trong hệ thống FPT "FPT phải đi bằng hai chân" lại càng làm cho "tiêu điểm xuất khẩu phần mềm" bị mờ hơn. Ông Lê Quang Tiến cũng ủng hộ ông Hưng, cho rằng, bây giờ khó khăn thì Phi tin mới là cứu cánh vì không phải bỏ vốn, không phải đầu tư...
Cho đến khi báo cáo đinh của Hội nghị "Chết hay là Xuất" do ông Nguyễn Thành Nam trình bày thì hầu hết mọi người đã bội thực về các định hướng chiến lược khác nhau. Mặc dù có tài biến báo, ông Nam cũng không thuyết phục được ai nhổ lúa để trồng cà phê xuất khẩu, kể cả việc ông đã hù dọa mọi người năm tới mất mùa lúa, c... cũng không có mà ăn.
Ông Bình rất buồn vì một ngày trôi qua mà chẳng thêm được tướng lĩnh nào chia sẻ quyết tâm "xuất khẩu phần mềm" của ông. Trong bữa nhậu tối, như thường lệ, ông Tiến lại cống hiến cho cử tọa các chuyện cổ kim đông tây, chuyện nào cũng buồn cười.
Khi ông Tiến kể đến đoạn "Lưu Bị than thở gần năm mươi tuổi đầu mà vẫn phải đi ở nhờ đất của Lưu Chương" thì ông Bình bỗng ôm mặt khóc hu hu, ai can cũng không được. Ông vừa khóc vừa nghẹn ngào nghe thật thương tâm: "Ta nay ngoài bốn chục tuổi đầu cũng chỉ biết mua rẻ bán đắt, một phần mềm cỏn con như Microsoft Office cũng không tự làm ra được, phải cúi mặt sài chùa. Nghĩ lại xấu hổ quá, thật không bằng cả cái tên Lưu Bị, Lưu Bịch ngày xưa, các ngươi bảo ta không đau lòng sao được!".
Chính cảm xúc chân thật trong lúc có hơi men của ông đã thuyết phục được mọi người và ngày hôm sau cả hội nghị đã nhất trí chào nhau bằng câu "xuất hay là chết". Hội nghị Diên Hồng tại Đồ Sơn có thể coi là hòn đá đầu tiên của công cuộc kiến tạo ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam mà ông Bình là người chủ xướng quan trọng nhất.
Những người không có cơ hội gần gũi ông Bình sẽ không bao giờ hiểu được ông là người có nghị lực và quyết tâm lớn lao nhường nào. Ông hiểu thành công của Hội nghị Diên Hồng tại Đồ Sơn chỉ là khởi đầu. Sự ủng hộ của các tướng lĩnh mới chỉ ở lời nói chứ chưa phải bằng việc làm. Mà ai cũng đang bận làm một việc gì đó, nên ông sẽ là người duy nhất trong lúc này phải lo giải quyết từng việc một. Ông Bình thuộc típ người, càng khó khăn, tiềm năng trong ông càng trỗi dậy.
Việc đầu tiên là ông nói chuyện với Lê Quang Tiến, Phó Tổng giám đốc Tài chính, một nhân vật đang giữ toàn bộ tiền của FPT. Vốn thông minh, nên ông Tiến nhanh chóng đồng ý xuất khẩu phần mềm là một định hướng đúng.
Nhưng là con người tài chính - rất thực tế, ông nghi ngờ khả năng cụ thể của đội ngũ phần mềm FPT nói riêng và Việt Nam nói chung. Sau nhiều ngày thảo luận ông Tiến đã đồng ý chi khoản ngân sách một triệu đô la Mỹ cho dự án đầu tư phát triển phần mềm xuất khẩu. Không biết một triệu là nhiều hay ít, ông Bình hoàn toàn thỏa mãn về nguồn lực tài chính đã được đảm bảo này.
Một vấn đề quan trọng khác đối với xuất khẩu phần mềm là quy trình sản xuất. Vào thời điểm đó FPT còn chưa có chính sách chất lượng. Các quy trình sản xuất kinh doanh hoặc chưa có, hoặc có thì cũng chẳng ra gì. Ông Bình nói chuyện với Lê thế Hùng, một bộ óc điện tử của FPT, phó tiến sĩ toán lý.
Rất yêu mến Trương Gia Bình, ông Hùng nhận ngay trách nhiệm xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9001 cho toàn bộ các quá trình của FPT, trong đó đặc biệt chú trọng đến quá trình sản xuất phần mềm. Đối với ông Bình, FPT đã là công ty ISO 9001 ngay sau khi ông Hùng nhận lời, mặc dù tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế BVQI đến cuối năm 1999 mới công nhận điều đó.
Để triển khai kinh nghiệm 10 năm "con người là cốt lõi của thành công", ông Bình đã phát động một chiến dịch cầu hiền tài. "Chiếu cầu hiền tài" của ông đăng trên báo Chúng ta và được nhiều báo khác đăng tải lại đã gây xúc động mạnh mẽ trong giới trẻ. Hai câu lạc bộ tài năng trẻ FYT ra đời, quy tụ hầu hết những học sinh sinh viên giỏi nhất nước, trong đó có nhiều em vừa đoạt các giải cao trong các kỳ thi toán học, tin học quốc tế.
Một trong các nỗ lực cầu hiền tài đã đưa về FPT một ngôi sao sáng trong làng phần mềm Việt Nam lúc đó là Henry Hùng. Ông Henry là bạn học thời sinh viên với Phan Ngô Tống Hưng. Là người có hoài bão lớn lao và biết truyền cảm xúc sang người đối thoại, ông Bình không khó khăn gì trong việc thuyết phục ông Henry đang lạc lối giữa trời Tây về với FPT chính nghĩa. Chính ông Henry là người đưa khách hàng phần mềm quốc tế đầu tiên cho FPT: công ty Winsoft-Canada.
Một vấn đề làm đau đầu ông Bình là khả năng giao tiếp với thế giới. Do người Mỹ không nói được tiếng Việt nên chúng ta buộc phải nói tiếng Mỹ. Đây là bất lợi lớn nhất của Việt Nam so với Ấn Độ khi làm việc với thị trường Mỹ. Hệ thống giáo dục của Việt Nam trong nhiều năm qua không thực sự coi trọng dạy ngoại ngữ. Hầu hết các cử nhân tin học, ngoài tiếng Việt ra, chẳng nói được bất cứ một thứ tiếng nào khác.
Theo kinh nghiệm của bản thân, ông Bình hiểu rằng, quan trọng nhất đối với việc học ngoại ngữ là tạo ra được môi trường sử dụng ngoại ngữ thường xuyên. Vì vậy, ngoài các lớp học ngoại ngữ nâng cao, các kỳ thi toefl... ông yêu cầu mọi nhân viên phần mềm phải giao dịch và báo cáo bằng tiếng Anh. Lúc đầu các báo cáo đều rất ngắn, thường chỉ vài dòng. Nhưng sau hai tháng duy trì, có lúc ông đã rất ngạc nhiên khi nhận được báo cáo bằng tiếng Anh dài tới mấy chục trang.
Bình Thiên hạ
Ngày 13 tháng 6 năm 1999, một bộ phận tinh nhuệ từ Xí nghiệp Giải pháp Phần mềm FSS được tách ra thành một FSU (FPT Strategic Unit), lãnh ấn tiên phong thực hiện gia công phần mềm đầu tiên có tên là Life-Serve, một phần mềm bảo hiểm nhân thọ của công ty Winsoft.
Để động viên cán bộ của mình, ông Bình đã gọi họ là những chiến sĩ trên tiền tuyến và cam kết là những người còn lại - hậu phương lớn sẽ làm tất cả những gì cần làm để tạo điều kiện cho tiền tuyến chiến thắng.
Ông cũng phong cho hai đồng Giám đốc của FSU những chức vụ còn to hơn cả chính ông: Henry Hùng làm Chinh Tây Đại nguyên soái, Nguyễn Thành Nam làm Bình Tây Đại nguyên soái. Nhưng ông không phải là người dễ dãi. Ông nói với các nguyên soái của mình: các ngươi chỉ có một quyền duy nhất là chiến thắng.
Cuối tháng 06/1999, Trương Gia Bình cùng với Henry Hùng làm chuyến khảo sát thị trường Mỹ. Các ông đã đến thung lũng Silicon và gặp gỡ rất nhiều công ty tin học ở đây. Sau đó tại Seatle, hai ông đã có buổi tiếp xúc với phó chủ tịch Microsoft cùng đại diện của nhiều công ty khác.
Sau Seatle, hai ông đến Dallas và gặp gỡ 15 công ty phần mềm lớn nhỏ. Chuyến đi cho ông Bình thấy tiềm năng vô hạn của thị trường Mỹ và trong đầu ông ý tưởng mở văn phòng đại diện tại Mỹ đã chín muồi. Nói về chuyến đi, ông Bình kết luận: vấn đề quan trọng bây giờ là phải nhanh chóng tổ chức lực lượng.
Lúc này lực lượng làm phần mềm của FPT chỉ khoảng 70 người, trong đó số đang làm các hợp đồng nội địa khoảng 40 người. Cần phải tuyển thêm rất nhiều. Nhìn số lượng sinh viên các khoa CNTT tốt nghiệp hàng năm, ông Bình thấy yên tâm. Nhưng thực tế không phải vậy. Theo tiêu chuẩn tối thiểu mà Nguyễn Thành Nam đề ra cho lập trình viên như toefl 500, biết C++, Java, VB, DBMS..., hầu hết các ứng viên không đáp ứng được. Mặc dù họ rất thông minh, biết nhiều, nhưng tình trạng chung là "cái cần thì không biết".
Ông Bình suy nghĩ nhiều ngày về vấn đề này và đi đến kết luận, Việt Nam cần thiết phải có các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp quốc tế mới có thể đào tạo các lập trình viên đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành công nghiệp phần mềm.
Theo gương Đường Tam Tạng, ông cùng Nguyễn Thành Nam làm một chuyến du hành sang Ấn Độ với mục tiêu tìm lời giải cho bài toán nhân lực. Tại đây ông đã tiếp xúc với các công ty Tata, Aptech, NIIT, Inforsys... Thành công của những công ty này đã khiến ông sửng sốt. Chính những người Ấn tiên phong này đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách và tâm hồn ông, họ đã thổi bùng ước mơ lay lắt của ông thành một đám cháy khổng lồ.
Giữa tháng 9 năm 1999, FPT khai trương hai trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT-Aptech. Aptech là công ty đào tạo hàng đầu của Ấn Độ, có hơn một ngàn trung tâm đào tạo trong nước và hơn hai trăm trung tâm đào tạo ở 30 nước khác trên thế giới. Ông Bình đã có thể tạm yên tâm về bài toán nhân lực để tập trung thời gian giải quyết những vấn đề khác.
Cuối năm 1999, ông Bình quyết định mở chi nhánh tại Bangalore. Khúc Trung Kiên được ông Bình phong làm Đại tướng và chiến trường Ấn Độ được gọi là chiến trường B, bí danh của chiến trường ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Trong chiếu chỉ có đoạn: "Nay quyết định mở mặt trận phía Tây trên đất Ấn, lập đàn phong tướng, phong thiếu tá Khúc Trung Kiên lên chức Đại tướng FPT, tổng chỉ huyphương diện quân Ấn Độ, lập tức lên đường viễn chinh, giành thắng lợi về cho công ty".
Vì mục tiêu của FPT-India đặt ra quá chung chung nên tính thuyết phục không cao. Quyết định thành lập chi nhánh FPT tại Ấn Độ đã gây tranh cãi nhiều ngày trong hàng ngũ cán bộ tham mưu, nhưng ông Bình thấy không cần phải giải thích hay đính chính. Một số người có tính hài hước cho rằng, không có chi nhánh nước ngoài làm sao FPT có thể trở thành công ty quốc tế được!
Sự việc này chứng tỏ tầm nhìn của ông Bình cao hơn hẳn mọi người và đã vượt qua giới hạn thông thường của một giám đốc công ty.
Trên thực tế chi nhánh Ấn Độ không mang lại một lợi nhuận hay triển vọng lợi nhuận nào cả. Nhưng nó có một sứ mạng chính trị to lớn mà chỉ những người có tầm nhìn bao quát mới thấy hết được.
Ông Bình nhận thấy một FPT đơn độc sẽ có rất ít cơ hội thành công. Ông cần sự ủng hộ của chính phủ Việt Nam. Ông mơ ước viễn cảnh "nhà nhà làm phần mềm" sẽ trở thành hiện thực. Bản thân ông cũng bị bất ngờ khi thăm quan thung lũng phần mềm Bangalore - Ấn Độ. Ông muốn các nhà lãnh đạo Việt Nam được tận mắt chứng kiến những gì đã làm ông sửng sốt ở đây. Việc một công ty Việt Nam có chi nhánh ở thung lũng phần mềm nổi tiếng nhất châu Á là sự kiện có sức thu hút đặc biệt và trên thực tế nó đã lôi kéo được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Sau chuyến công tác của Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, các đoàn công tác của Chủ tịch Nước Trần Đức Lương, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã lần lượt đến thung lũng phần mềm Bangalore. "Trăm nghe không bằng mắt thấy", những chuyến đi này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách của Nhà nước đối với định hướng chiến lược xuất khẩu phần mềm một năm sau đó.
Vào những ngày đầu tiên của thiên niên kỷ mới, ông Bình đã quyết định cử Henry Hùng và Hồng Sơn sang mở văn phòng tại thung lũng Silicon. Hai ông này có nhiệm vụ đem cờ Việt Nam và cờ FPT cắm trên đất Mỹ.
Sự kiện này đã làm chấn động dư luận trong cộng đồng người Việt Nam trên toàn thế giới. Việt Kiều ở Mỹ tức tối, "chúng nó không cần vượt biên mà cũng sang được đây". Việt Kiều Anh-Pháp thì tò mò, "không hiểu chúng nó sang Mỹ làm gì"? Người Việt trong nước thì khâm phục. Dân FPT đi đâu cũng bị hỏi "chúng mày sang Mỹ làm gì đấy?" và câu trả lời bao giờ cũng là "đầu tư chứ còn làm gì nữa", "tại sao lại phải đầu tư bên đó?", "à, môi trường đầu tư ở đó an toàn hơn ở châu Âu".
Ông Bình đặt rất nhiều kỳ vọng vào Henry Hùng. Theo kế hoạch, trong ba tháng đầu ông Hùng phải đưa văn phòng Silicon vào hoạt động ổn định, sau đó sẽ bàn giao cho ông Sơn và đi mở văn phòng mới. Trong 2 năm, FPT sẽ mở thêm khoảng 15 văn phòng ở Bắc Mỹ. Mỗi văn phòng có trách nhiệm quí các hợp đồng trị giá ít nhất là 400K. Như vậy 15 văn phòng sẽ cung cấp các hợp đồng cho Việt Nam với tổng trị giá khoảng 6 triệu đô la Mỹ vào năm 2001.
Bị thôi miên bởi ý chí của ông Bình, Henry Hùng và Hồng Sơn lên đường sang Mỹ với một nỗi lo canh cánh, không biết mình kiếm được nhiều hợp đồng quá thì ở nhà có chuẩn bị đủ người thực hiện hay không?
Lúc này FPT đã cơ bản triển khai xong về mặt tổ chức cho hướng xuất khẩu phần mềm. Tổng hành dinh của FPT Software (viết tắt là FSOFT) nằm ở Hà Nội. Tại đây có FSU1 do Nguyễn Thành Nam trực tiếp phụ trách, FSU3 do Bùi Quang Ngọc chỉ huy. Trung tâm đào tạo Aptech được giao cho Nguyễn Khắc Thành, thường gọi là nghệ sĩ nhân dân, mặc dù chuyên môn của ông là phó tiến sĩ toán lý. Tại Thành phố HCM, trung tâm phần mềm được đổi tên thành FSOFT HCM, do Lê Trường Tùng và Nguyễn Quốc Hùng phụ trách. Trung tâm đào tạo Aptech do ông Tùng kiêm nhiệm. Công ty có chi nhánh quốc tế tại Bangalore và văn phòng đại diện tại Silicon Valey.
Kết thúc năm 2000, ông Bình nhìn lại những việc đã làm tuy khá nhiều nhưng vẫn còn quá chậm. Ông tâm sự với các cộng sự rằng quỹ thời gian của ông không còn nhiều, nếu không hết sức khẩn trương thì sợ già mất. Hơn nữa cơ hội cũng không đứng yên chờ ai.
Sau một năm quyết tâm làm xuất khẩu phần mềm, chiến công mà FPT thu được mới chỉ là Nà Ngần, Phay Khắt. Không có cứ điểm Điện Biên Phủ, cũng không có Tổng tiến công vào Sài Gòn...
Tại Hội nghị tổng kết năm 2000 Đại Lải, ông Bình quyết định phát động chiến tranh trong toàn công ty. Ông nói, người Việt Nam là thái âm, trong thời bình những biểu hiện của thái âm là sự trì trệ, là bệnh hoạn. Chỉ khi đặt trong hoàn cảnh chiến tranh, nước sôi lửa bỏng, sự trì trệ đó mới mất đi và những ưu điểm của người thái âm mới có cơ hội thể hiện rõ.
Ông Bình cũng trình bày rõ ràng nội dung của cuộc chiến tranh để toàn dân thảo luận. Mục tiêu của cuộc chiến là 528; thời hạn của cuộc chiến là từ 5-7 năm; phạm vi của cuộc chiến là toàn cầu; bản chất của cuộc chiến là chiến tranh nhân dân; tổ chức của quân đội là fractal; hậu phương là các bộ phận đang kiếm ra tiền; tiền tuyến là nơi tiêu tiền; trinh sát là văn phòng đại diện tại Silicon Valey...
Hùng Henry phải cung phụng bọn Mỹ để lấy hợp đồng. Khúc Trung Kiên phải tập ăn cà ri để hòa mình với dân Ấn. Trong nước mỗi người phải làm việc bằng hai. Các tướng lĩnh phải thắt lưng buộc bụng. Gian khổ không chỉ ngày một ngày hai. Nhưng khi thành công thì tất cả đều thành tỉ phú, bét nhất thì cũng triệu phú...
Tinh thần chiến tranh được phát triển sâu rộng đến từng bộ phận, từng chi đoàn. Các kỹ sư phần mềm được phong quân hàm cấp úy. Binh pháp Tôn Tử được mang ra thảo luận. Ông Bình mời cả vị tướng có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh nhân dân như tướng Hoàng Đan đến nói chuyện.
Nhân viên FPT gặp nhau toàn nói chuyện kỳ chính, chính kỳ, fractal, 528... Để cho dễ nhớ, ông Bình đã gói gọn mục tiêu của công ty vào 3 chữ số 528. Số 5 chỉ 5000 lập trình viên chuyên nghiệp của FPT vào năm 2005. Số 2 chỉ 200 triệu doanh số phần mềm xuất khẩu cũng vào năm đó. Số 8 chỉ giá trị của công ty tại thị trường chứng khoán Nasdaq là 8 tỷ đô la Mỹ.
Toàn thể nhân viên FPT hừng hực khí thế chiến tranh. Trở thành công ty bạc tỷ trong vòng mấy năm là một chuyện phi thường và người FPT đang quyết tâm làm chuyện phi thường.
Những vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến công nghiệp phần mềm, nhưng sự quan tâm đó vào đầu năm 2000 vẫn chưa được thể hiện bằng hành động cụ thể. Chưa có nghị quyết của chính phủ về ngành công nghiệp này. Chưa có chính sách ưu đãi của nhà nước cho các công ty phần mềm. Nhà nước cũng chưa quyết tâm đầu tư. Ông Bình hiểu rằng, cần phải tiếp tục tác động.
Cuối tháng 3 năm 2000 một phái đoàn do công ty FPT phối hợp với Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa và VTV đã tiến hành khảo sát ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ. Mục tiêu của chuyến đi này là học hỏi kinh nghiệm Ấn Độ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, để tiến hành tuyên truyền sâu rộng cho việc xây dựng và phát triển phần mềm xuất khẩu Việt Nam.
Ông Bình đã lên đài truyền hình Việt Nam và trước 80 triệu đồng bào cả nước kêu gọi "dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn" cũng phải xây dựng bằng được ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam hướng tới xuất khẩu. Không chỉ tuyên truyền trên truyền hình, ông còn đi đến Đà Nẵng, Cần Thơ giải thích và vận động những nhà lãnh đạo tại các tỉnh này ủng hộ xây dựng các công viên phần mềm địa phương.
Chiến dịch tuyên truyền sâu rộng với sự tham gia của tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đã mang lại kết quả. Ai cũng nói về phần mềm. Chính phủ bàn về phần mềm. Tỉnh, thành phố, quận huyện cũng bàn về phần mềm. Hội thảo về "xuất khẩu phần mềm như một cơ hội thiên niên kỷ" đã diễn ra khắp nơi.
Quả thật là Việt Nam đang nằm trong tốp nghèo nhất thế giới và cơ hội bứt ra khỏi tốp này không phải là nhiều. Khẩu hiệu "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" vẫn tiếp tục chỉ là khẩu hiệu trong nhiều năm qua. Không có nhiều lựa chọn cho Việt Nam. Vì thế, dù cách thức đặt vấn đề có khác nhau, nhưng hầu như các hội thảo trong thời gian này đều đi đến một kết luận giống nhau: công nghiệp phần mềm là lối thoát duy nhất của Việt Nam. Từ vấn đề kinh tế, xuất khẩu phần mềm đã trở thành vấn đề chính trị, vì nó không chỉ mang về cho đất nước một ít ngoại tệ mà là mở ra cho đất nước một cơ hội phát triển.
Ngày 05/06/2000, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 với mục tiêu: 50 ngàn lập trình viên, 500 triệu đô la Mỹ phần mềm xuất khẩu vào năm 2005. Ngày 17-10-2000, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa 8 đã ra Chỉ thị 58-CT/TW, trong đó nhấn mạnh vai trò của công nghệ thông tin đối với sự phát triển đất nước.
Tiếp theo hai văn kiện quan trọng này là việc triển khai hàng loạt các chính sách ưu đãi dành cho các công ty phần mềm như: miễn thuế 4 năm cho các công ty phần mềm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, không áp dụng VAT với các sản phẩm phần mềm, thuế xuất nhập khẩu bằng không...
Đặc biệt các lập trình viên Việt Nam được tôn vinh, khi mức lương bắt đầu phải nộp thuế thu nhập nâng từ hai triệu lên tám triệu đồng. Các công ty phần mềm được sử dụng internet với tất cả các cổng dịch vụ không bị kiểm soát qua firewall... Nhà nước đầu tư vào các khu công viên phần mềm như Quang Trung, Hòa Lạc...
Những người làm phần mềm hân hoan thụ hưởng các chính sách mới này, nhưng không phải tất cả trong số họ đều biết đến công lao của ông Bình trong nỗ lực tác động hình thành chính sách.
Là một người thông minh, ông biết cơ hội của mình đã đến và là một người giàu tham vọng, ông không có ý định để cơ hội cứ thế trôi qua. Vào thời điểm năm 1998, ông và các cộng sự của mình đã dựng nên một công ty tin học có tiếng tăm lẫy lừng, bề thế hơn cả công ty Microsoft lúc mới ra đời. Lễ kỷ niệm 10 năm và lễ đón nhận Huân chương lao động hạng hai của công ty FPT là một sự kiện gây nhiều dư luận đến mức hàng tháng sau dân Hà Nội vẫn còn bàn tán.
Thông thường sau những thành công như thế thì người ta bắt đầu hưởng thụ. Nhưng Trương Gia Bình không phải là người thường. Ông chưa có ý định hưởng thụ và ông đã thuyết phục được hầu hết các cộng sự của mình có chung ý chí đó.
Trị quốc
Trong những ngày này, câu hỏi duy nhất trăn trở trong đầu ông Bình là: làm thế nào để chuyển hướng FPT đang rất thành công ở các lĩnh vực khác sang xuất khẩu phần mềm?
Là con rể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng lỗi lạc nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20, ông Bình chịu ảnh hưởng nhiều phong cách lãnh đạo "lấy dân làm gốc" của vị tướng này. Ông không muốn quyết định một cách độc đoán, quân chủ. Ông thực tâm muốn thi hành dân chủ. Sẽ có những người vô trách nhiệm, phát biểu lung tung. Nhưng ông không sợ. Ông tin vào đa số sẽ ủng hộ ông. Nhân viên nào chống quá, cùng lắm ông cho nghỉ không ăn lương.
Một chiến dịch học tập và quán triệt tinh thần xuất khẩu phần mềm đã diễn ra, kết thúc bằng hội nghị tổng kết rầm rộ tại Đồ Sơn có tên là "Hội nghị Diên hồng" - trùng tên với một hội nghị nổi tiếng trong lịch sử của các vua Trần lấy ý kiến toàn dân nên hòa hay nên đánh giặc Thát vào thế kỷ 13.
Nhưng diễn biến của Hội nghị Diên hồng tại Đồ Sơn lại không hoàn toàn như dự kiến của ông. Tham luận đầu tiên gây sự hưng phấn rất cao là của Đỗ Cao Bảo với tiêu đề "Xây dựng một hình ảnh FPT mới". Là một tướng lắm tài, nhiều chiến công nên ông Bảo nói gì người ta cũng nghe. Ông Bảo cho rằng, FPT hôm nay không còn là công ty số một quốc gia mà là con chim đầu đàn, nên mỗi hành động của FPT sẽ được các công ty khác bắt chước, sao chép lại. Điều này vô cùng nguy hiểm vì khả năng sáng tạo của FPT không phải là vô hạn. Để khắc phục nhược điểm này, ông Bảo đề nghị là phải có một số hư chiêu. Xuất khẩu phần mềm nếu thành công thì tốt, ngược lại nếu thấy khó khăn quá thì ta vẫn thổi lên biến thành hư chiêu, dụ CMC lao vào cho bõ ghét.
Một công thần bảo thủ khác là ông Bùi Quang Ngọc cho rằng tin học trong nước vẫn là quả đấm thép. Phụ trách FPT phía Nam, ông Hoàng Minh Châu thì cho rằng phương hướng sắp tới của chi nhánh là xây trụ sở mới cho tương xứng với hình ảnh của một công ty đầu đàn.
Báo cáo của ông Phan Ngô Tống Hưng về vai trò của Phi tin trong hệ thống FPT "FPT phải đi bằng hai chân" lại càng làm cho "tiêu điểm xuất khẩu phần mềm" bị mờ hơn. Ông Lê Quang Tiến cũng ủng hộ ông Hưng, cho rằng, bây giờ khó khăn thì Phi tin mới là cứu cánh vì không phải bỏ vốn, không phải đầu tư...
Cho đến khi báo cáo đinh của Hội nghị "Chết hay là Xuất" do ông Nguyễn Thành Nam trình bày thì hầu hết mọi người đã bội thực về các định hướng chiến lược khác nhau. Mặc dù có tài biến báo, ông Nam cũng không thuyết phục được ai nhổ lúa để trồng cà phê xuất khẩu, kể cả việc ông đã hù dọa mọi người năm tới mất mùa lúa, c... cũng không có mà ăn.
Ông Bình rất buồn vì một ngày trôi qua mà chẳng thêm được tướng lĩnh nào chia sẻ quyết tâm "xuất khẩu phần mềm" của ông. Trong bữa nhậu tối, như thường lệ, ông Tiến lại cống hiến cho cử tọa các chuyện cổ kim đông tây, chuyện nào cũng buồn cười.
Khi ông Tiến kể đến đoạn "Lưu Bị than thở gần năm mươi tuổi đầu mà vẫn phải đi ở nhờ đất của Lưu Chương" thì ông Bình bỗng ôm mặt khóc hu hu, ai can cũng không được. Ông vừa khóc vừa nghẹn ngào nghe thật thương tâm: "Ta nay ngoài bốn chục tuổi đầu cũng chỉ biết mua rẻ bán đắt, một phần mềm cỏn con như Microsoft Office cũng không tự làm ra được, phải cúi mặt sài chùa. Nghĩ lại xấu hổ quá, thật không bằng cả cái tên Lưu Bị, Lưu Bịch ngày xưa, các ngươi bảo ta không đau lòng sao được!".
Chính cảm xúc chân thật trong lúc có hơi men của ông đã thuyết phục được mọi người và ngày hôm sau cả hội nghị đã nhất trí chào nhau bằng câu "xuất hay là chết". Hội nghị Diên Hồng tại Đồ Sơn có thể coi là hòn đá đầu tiên của công cuộc kiến tạo ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam mà ông Bình là người chủ xướng quan trọng nhất.
Những người không có cơ hội gần gũi ông Bình sẽ không bao giờ hiểu được ông là người có nghị lực và quyết tâm lớn lao nhường nào. Ông hiểu thành công của Hội nghị Diên Hồng tại Đồ Sơn chỉ là khởi đầu. Sự ủng hộ của các tướng lĩnh mới chỉ ở lời nói chứ chưa phải bằng việc làm. Mà ai cũng đang bận làm một việc gì đó, nên ông sẽ là người duy nhất trong lúc này phải lo giải quyết từng việc một. Ông Bình thuộc típ người, càng khó khăn, tiềm năng trong ông càng trỗi dậy.
Việc đầu tiên là ông nói chuyện với Lê Quang Tiến, Phó Tổng giám đốc Tài chính, một nhân vật đang giữ toàn bộ tiền của FPT. Vốn thông minh, nên ông Tiến nhanh chóng đồng ý xuất khẩu phần mềm là một định hướng đúng.
Nhưng là con người tài chính - rất thực tế, ông nghi ngờ khả năng cụ thể của đội ngũ phần mềm FPT nói riêng và Việt Nam nói chung. Sau nhiều ngày thảo luận ông Tiến đã đồng ý chi khoản ngân sách một triệu đô la Mỹ cho dự án đầu tư phát triển phần mềm xuất khẩu. Không biết một triệu là nhiều hay ít, ông Bình hoàn toàn thỏa mãn về nguồn lực tài chính đã được đảm bảo này.
Một vấn đề quan trọng khác đối với xuất khẩu phần mềm là quy trình sản xuất. Vào thời điểm đó FPT còn chưa có chính sách chất lượng. Các quy trình sản xuất kinh doanh hoặc chưa có, hoặc có thì cũng chẳng ra gì. Ông Bình nói chuyện với Lê thế Hùng, một bộ óc điện tử của FPT, phó tiến sĩ toán lý.
Rất yêu mến Trương Gia Bình, ông Hùng nhận ngay trách nhiệm xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9001 cho toàn bộ các quá trình của FPT, trong đó đặc biệt chú trọng đến quá trình sản xuất phần mềm. Đối với ông Bình, FPT đã là công ty ISO 9001 ngay sau khi ông Hùng nhận lời, mặc dù tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế BVQI đến cuối năm 1999 mới công nhận điều đó.
Để triển khai kinh nghiệm 10 năm "con người là cốt lõi của thành công", ông Bình đã phát động một chiến dịch cầu hiền tài. "Chiếu cầu hiền tài" của ông đăng trên báo Chúng ta và được nhiều báo khác đăng tải lại đã gây xúc động mạnh mẽ trong giới trẻ. Hai câu lạc bộ tài năng trẻ FYT ra đời, quy tụ hầu hết những học sinh sinh viên giỏi nhất nước, trong đó có nhiều em vừa đoạt các giải cao trong các kỳ thi toán học, tin học quốc tế.
Một trong các nỗ lực cầu hiền tài đã đưa về FPT một ngôi sao sáng trong làng phần mềm Việt Nam lúc đó là Henry Hùng. Ông Henry là bạn học thời sinh viên với Phan Ngô Tống Hưng. Là người có hoài bão lớn lao và biết truyền cảm xúc sang người đối thoại, ông Bình không khó khăn gì trong việc thuyết phục ông Henry đang lạc lối giữa trời Tây về với FPT chính nghĩa. Chính ông Henry là người đưa khách hàng phần mềm quốc tế đầu tiên cho FPT: công ty Winsoft-Canada.
Một vấn đề làm đau đầu ông Bình là khả năng giao tiếp với thế giới. Do người Mỹ không nói được tiếng Việt nên chúng ta buộc phải nói tiếng Mỹ. Đây là bất lợi lớn nhất của Việt Nam so với Ấn Độ khi làm việc với thị trường Mỹ. Hệ thống giáo dục của Việt Nam trong nhiều năm qua không thực sự coi trọng dạy ngoại ngữ. Hầu hết các cử nhân tin học, ngoài tiếng Việt ra, chẳng nói được bất cứ một thứ tiếng nào khác.
Theo kinh nghiệm của bản thân, ông Bình hiểu rằng, quan trọng nhất đối với việc học ngoại ngữ là tạo ra được môi trường sử dụng ngoại ngữ thường xuyên. Vì vậy, ngoài các lớp học ngoại ngữ nâng cao, các kỳ thi toefl... ông yêu cầu mọi nhân viên phần mềm phải giao dịch và báo cáo bằng tiếng Anh. Lúc đầu các báo cáo đều rất ngắn, thường chỉ vài dòng. Nhưng sau hai tháng duy trì, có lúc ông đã rất ngạc nhiên khi nhận được báo cáo bằng tiếng Anh dài tới mấy chục trang.
Bình Thiên hạ
Ngày 13 tháng 6 năm 1999, một bộ phận tinh nhuệ từ Xí nghiệp Giải pháp Phần mềm FSS được tách ra thành một FSU (FPT Strategic Unit), lãnh ấn tiên phong thực hiện gia công phần mềm đầu tiên có tên là Life-Serve, một phần mềm bảo hiểm nhân thọ của công ty Winsoft.
Để động viên cán bộ của mình, ông Bình đã gọi họ là những chiến sĩ trên tiền tuyến và cam kết là những người còn lại - hậu phương lớn sẽ làm tất cả những gì cần làm để tạo điều kiện cho tiền tuyến chiến thắng.
Ông cũng phong cho hai đồng Giám đốc của FSU những chức vụ còn to hơn cả chính ông: Henry Hùng làm Chinh Tây Đại nguyên soái, Nguyễn Thành Nam làm Bình Tây Đại nguyên soái. Nhưng ông không phải là người dễ dãi. Ông nói với các nguyên soái của mình: các ngươi chỉ có một quyền duy nhất là chiến thắng.
Cuối tháng 06/1999, Trương Gia Bình cùng với Henry Hùng làm chuyến khảo sát thị trường Mỹ. Các ông đã đến thung lũng Silicon và gặp gỡ rất nhiều công ty tin học ở đây. Sau đó tại Seatle, hai ông đã có buổi tiếp xúc với phó chủ tịch Microsoft cùng đại diện của nhiều công ty khác.
Sau Seatle, hai ông đến Dallas và gặp gỡ 15 công ty phần mềm lớn nhỏ. Chuyến đi cho ông Bình thấy tiềm năng vô hạn của thị trường Mỹ và trong đầu ông ý tưởng mở văn phòng đại diện tại Mỹ đã chín muồi. Nói về chuyến đi, ông Bình kết luận: vấn đề quan trọng bây giờ là phải nhanh chóng tổ chức lực lượng.
Lúc này lực lượng làm phần mềm của FPT chỉ khoảng 70 người, trong đó số đang làm các hợp đồng nội địa khoảng 40 người. Cần phải tuyển thêm rất nhiều. Nhìn số lượng sinh viên các khoa CNTT tốt nghiệp hàng năm, ông Bình thấy yên tâm. Nhưng thực tế không phải vậy. Theo tiêu chuẩn tối thiểu mà Nguyễn Thành Nam đề ra cho lập trình viên như toefl 500, biết C++, Java, VB, DBMS..., hầu hết các ứng viên không đáp ứng được. Mặc dù họ rất thông minh, biết nhiều, nhưng tình trạng chung là "cái cần thì không biết".
Ông Bình suy nghĩ nhiều ngày về vấn đề này và đi đến kết luận, Việt Nam cần thiết phải có các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp quốc tế mới có thể đào tạo các lập trình viên đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành công nghiệp phần mềm.
Theo gương Đường Tam Tạng, ông cùng Nguyễn Thành Nam làm một chuyến du hành sang Ấn Độ với mục tiêu tìm lời giải cho bài toán nhân lực. Tại đây ông đã tiếp xúc với các công ty Tata, Aptech, NIIT, Inforsys... Thành công của những công ty này đã khiến ông sửng sốt. Chính những người Ấn tiên phong này đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách và tâm hồn ông, họ đã thổi bùng ước mơ lay lắt của ông thành một đám cháy khổng lồ.
Giữa tháng 9 năm 1999, FPT khai trương hai trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT-Aptech. Aptech là công ty đào tạo hàng đầu của Ấn Độ, có hơn một ngàn trung tâm đào tạo trong nước và hơn hai trăm trung tâm đào tạo ở 30 nước khác trên thế giới. Ông Bình đã có thể tạm yên tâm về bài toán nhân lực để tập trung thời gian giải quyết những vấn đề khác.
Cuối năm 1999, ông Bình quyết định mở chi nhánh tại Bangalore. Khúc Trung Kiên được ông Bình phong làm Đại tướng và chiến trường Ấn Độ được gọi là chiến trường B, bí danh của chiến trường ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Trong chiếu chỉ có đoạn: "Nay quyết định mở mặt trận phía Tây trên đất Ấn, lập đàn phong tướng, phong thiếu tá Khúc Trung Kiên lên chức Đại tướng FPT, tổng chỉ huyphương diện quân Ấn Độ, lập tức lên đường viễn chinh, giành thắng lợi về cho công ty".
Vì mục tiêu của FPT-India đặt ra quá chung chung nên tính thuyết phục không cao. Quyết định thành lập chi nhánh FPT tại Ấn Độ đã gây tranh cãi nhiều ngày trong hàng ngũ cán bộ tham mưu, nhưng ông Bình thấy không cần phải giải thích hay đính chính. Một số người có tính hài hước cho rằng, không có chi nhánh nước ngoài làm sao FPT có thể trở thành công ty quốc tế được!
Sự việc này chứng tỏ tầm nhìn của ông Bình cao hơn hẳn mọi người và đã vượt qua giới hạn thông thường của một giám đốc công ty.
Trên thực tế chi nhánh Ấn Độ không mang lại một lợi nhuận hay triển vọng lợi nhuận nào cả. Nhưng nó có một sứ mạng chính trị to lớn mà chỉ những người có tầm nhìn bao quát mới thấy hết được.
Ông Bình nhận thấy một FPT đơn độc sẽ có rất ít cơ hội thành công. Ông cần sự ủng hộ của chính phủ Việt Nam. Ông mơ ước viễn cảnh "nhà nhà làm phần mềm" sẽ trở thành hiện thực. Bản thân ông cũng bị bất ngờ khi thăm quan thung lũng phần mềm Bangalore - Ấn Độ. Ông muốn các nhà lãnh đạo Việt Nam được tận mắt chứng kiến những gì đã làm ông sửng sốt ở đây. Việc một công ty Việt Nam có chi nhánh ở thung lũng phần mềm nổi tiếng nhất châu Á là sự kiện có sức thu hút đặc biệt và trên thực tế nó đã lôi kéo được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Sau chuyến công tác của Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, các đoàn công tác của Chủ tịch Nước Trần Đức Lương, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã lần lượt đến thung lũng phần mềm Bangalore. "Trăm nghe không bằng mắt thấy", những chuyến đi này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách của Nhà nước đối với định hướng chiến lược xuất khẩu phần mềm một năm sau đó.
Vào những ngày đầu tiên của thiên niên kỷ mới, ông Bình đã quyết định cử Henry Hùng và Hồng Sơn sang mở văn phòng tại thung lũng Silicon. Hai ông này có nhiệm vụ đem cờ Việt Nam và cờ FPT cắm trên đất Mỹ.
Sự kiện này đã làm chấn động dư luận trong cộng đồng người Việt Nam trên toàn thế giới. Việt Kiều ở Mỹ tức tối, "chúng nó không cần vượt biên mà cũng sang được đây". Việt Kiều Anh-Pháp thì tò mò, "không hiểu chúng nó sang Mỹ làm gì"? Người Việt trong nước thì khâm phục. Dân FPT đi đâu cũng bị hỏi "chúng mày sang Mỹ làm gì đấy?" và câu trả lời bao giờ cũng là "đầu tư chứ còn làm gì nữa", "tại sao lại phải đầu tư bên đó?", "à, môi trường đầu tư ở đó an toàn hơn ở châu Âu".
Ông Bình đặt rất nhiều kỳ vọng vào Henry Hùng. Theo kế hoạch, trong ba tháng đầu ông Hùng phải đưa văn phòng Silicon vào hoạt động ổn định, sau đó sẽ bàn giao cho ông Sơn và đi mở văn phòng mới. Trong 2 năm, FPT sẽ mở thêm khoảng 15 văn phòng ở Bắc Mỹ. Mỗi văn phòng có trách nhiệm quí các hợp đồng trị giá ít nhất là 400K. Như vậy 15 văn phòng sẽ cung cấp các hợp đồng cho Việt Nam với tổng trị giá khoảng 6 triệu đô la Mỹ vào năm 2001.
Bị thôi miên bởi ý chí của ông Bình, Henry Hùng và Hồng Sơn lên đường sang Mỹ với một nỗi lo canh cánh, không biết mình kiếm được nhiều hợp đồng quá thì ở nhà có chuẩn bị đủ người thực hiện hay không?
Lúc này FPT đã cơ bản triển khai xong về mặt tổ chức cho hướng xuất khẩu phần mềm. Tổng hành dinh của FPT Software (viết tắt là FSOFT) nằm ở Hà Nội. Tại đây có FSU1 do Nguyễn Thành Nam trực tiếp phụ trách, FSU3 do Bùi Quang Ngọc chỉ huy. Trung tâm đào tạo Aptech được giao cho Nguyễn Khắc Thành, thường gọi là nghệ sĩ nhân dân, mặc dù chuyên môn của ông là phó tiến sĩ toán lý. Tại Thành phố HCM, trung tâm phần mềm được đổi tên thành FSOFT HCM, do Lê Trường Tùng và Nguyễn Quốc Hùng phụ trách. Trung tâm đào tạo Aptech do ông Tùng kiêm nhiệm. Công ty có chi nhánh quốc tế tại Bangalore và văn phòng đại diện tại Silicon Valey.
Kết thúc năm 2000, ông Bình nhìn lại những việc đã làm tuy khá nhiều nhưng vẫn còn quá chậm. Ông tâm sự với các cộng sự rằng quỹ thời gian của ông không còn nhiều, nếu không hết sức khẩn trương thì sợ già mất. Hơn nữa cơ hội cũng không đứng yên chờ ai.
Sau một năm quyết tâm làm xuất khẩu phần mềm, chiến công mà FPT thu được mới chỉ là Nà Ngần, Phay Khắt. Không có cứ điểm Điện Biên Phủ, cũng không có Tổng tiến công vào Sài Gòn...
Tại Hội nghị tổng kết năm 2000 Đại Lải, ông Bình quyết định phát động chiến tranh trong toàn công ty. Ông nói, người Việt Nam là thái âm, trong thời bình những biểu hiện của thái âm là sự trì trệ, là bệnh hoạn. Chỉ khi đặt trong hoàn cảnh chiến tranh, nước sôi lửa bỏng, sự trì trệ đó mới mất đi và những ưu điểm của người thái âm mới có cơ hội thể hiện rõ.
Ông Bình cũng trình bày rõ ràng nội dung của cuộc chiến tranh để toàn dân thảo luận. Mục tiêu của cuộc chiến là 528; thời hạn của cuộc chiến là từ 5-7 năm; phạm vi của cuộc chiến là toàn cầu; bản chất của cuộc chiến là chiến tranh nhân dân; tổ chức của quân đội là fractal; hậu phương là các bộ phận đang kiếm ra tiền; tiền tuyến là nơi tiêu tiền; trinh sát là văn phòng đại diện tại Silicon Valey...
Hùng Henry phải cung phụng bọn Mỹ để lấy hợp đồng. Khúc Trung Kiên phải tập ăn cà ri để hòa mình với dân Ấn. Trong nước mỗi người phải làm việc bằng hai. Các tướng lĩnh phải thắt lưng buộc bụng. Gian khổ không chỉ ngày một ngày hai. Nhưng khi thành công thì tất cả đều thành tỉ phú, bét nhất thì cũng triệu phú...
Tinh thần chiến tranh được phát triển sâu rộng đến từng bộ phận, từng chi đoàn. Các kỹ sư phần mềm được phong quân hàm cấp úy. Binh pháp Tôn Tử được mang ra thảo luận. Ông Bình mời cả vị tướng có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh nhân dân như tướng Hoàng Đan đến nói chuyện.
Nhân viên FPT gặp nhau toàn nói chuyện kỳ chính, chính kỳ, fractal, 528... Để cho dễ nhớ, ông Bình đã gói gọn mục tiêu của công ty vào 3 chữ số 528. Số 5 chỉ 5000 lập trình viên chuyên nghiệp của FPT vào năm 2005. Số 2 chỉ 200 triệu doanh số phần mềm xuất khẩu cũng vào năm đó. Số 8 chỉ giá trị của công ty tại thị trường chứng khoán Nasdaq là 8 tỷ đô la Mỹ.
Toàn thể nhân viên FPT hừng hực khí thế chiến tranh. Trở thành công ty bạc tỷ trong vòng mấy năm là một chuyện phi thường và người FPT đang quyết tâm làm chuyện phi thường.
Những vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến công nghiệp phần mềm, nhưng sự quan tâm đó vào đầu năm 2000 vẫn chưa được thể hiện bằng hành động cụ thể. Chưa có nghị quyết của chính phủ về ngành công nghiệp này. Chưa có chính sách ưu đãi của nhà nước cho các công ty phần mềm. Nhà nước cũng chưa quyết tâm đầu tư. Ông Bình hiểu rằng, cần phải tiếp tục tác động.
Cuối tháng 3 năm 2000 một phái đoàn do công ty FPT phối hợp với Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa và VTV đã tiến hành khảo sát ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ. Mục tiêu của chuyến đi này là học hỏi kinh nghiệm Ấn Độ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, để tiến hành tuyên truyền sâu rộng cho việc xây dựng và phát triển phần mềm xuất khẩu Việt Nam.
Ông Bình đã lên đài truyền hình Việt Nam và trước 80 triệu đồng bào cả nước kêu gọi "dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn" cũng phải xây dựng bằng được ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam hướng tới xuất khẩu. Không chỉ tuyên truyền trên truyền hình, ông còn đi đến Đà Nẵng, Cần Thơ giải thích và vận động những nhà lãnh đạo tại các tỉnh này ủng hộ xây dựng các công viên phần mềm địa phương.
Chiến dịch tuyên truyền sâu rộng với sự tham gia của tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đã mang lại kết quả. Ai cũng nói về phần mềm. Chính phủ bàn về phần mềm. Tỉnh, thành phố, quận huyện cũng bàn về phần mềm. Hội thảo về "xuất khẩu phần mềm như một cơ hội thiên niên kỷ" đã diễn ra khắp nơi.
Quả thật là Việt Nam đang nằm trong tốp nghèo nhất thế giới và cơ hội bứt ra khỏi tốp này không phải là nhiều. Khẩu hiệu "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" vẫn tiếp tục chỉ là khẩu hiệu trong nhiều năm qua. Không có nhiều lựa chọn cho Việt Nam. Vì thế, dù cách thức đặt vấn đề có khác nhau, nhưng hầu như các hội thảo trong thời gian này đều đi đến một kết luận giống nhau: công nghiệp phần mềm là lối thoát duy nhất của Việt Nam. Từ vấn đề kinh tế, xuất khẩu phần mềm đã trở thành vấn đề chính trị, vì nó không chỉ mang về cho đất nước một ít ngoại tệ mà là mở ra cho đất nước một cơ hội phát triển.
Ngày 05/06/2000, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 với mục tiêu: 50 ngàn lập trình viên, 500 triệu đô la Mỹ phần mềm xuất khẩu vào năm 2005. Ngày 17-10-2000, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa 8 đã ra Chỉ thị 58-CT/TW, trong đó nhấn mạnh vai trò của công nghệ thông tin đối với sự phát triển đất nước.
Tiếp theo hai văn kiện quan trọng này là việc triển khai hàng loạt các chính sách ưu đãi dành cho các công ty phần mềm như: miễn thuế 4 năm cho các công ty phần mềm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, không áp dụng VAT với các sản phẩm phần mềm, thuế xuất nhập khẩu bằng không...
Đặc biệt các lập trình viên Việt Nam được tôn vinh, khi mức lương bắt đầu phải nộp thuế thu nhập nâng từ hai triệu lên tám triệu đồng. Các công ty phần mềm được sử dụng internet với tất cả các cổng dịch vụ không bị kiểm soát qua firewall... Nhà nước đầu tư vào các khu công viên phần mềm như Quang Trung, Hòa Lạc...
Những người làm phần mềm hân hoan thụ hưởng các chính sách mới này, nhưng không phải tất cả trong số họ đều biết đến công lao của ông Bình trong nỗ lực tác động hình thành chính sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét