"Tham Gia Vào Nhóm Phattrienbanthan360

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

7 bước để làm chủ cảm xúc bản thân

Bước 1. Nhận thức vấn đề
 
Bước đầu tiên là nhận thức được cảm xúc của bản thân mình. Điều này có vẻ khá mơ hồ nhưng là bước cơ bản để có thể giải quyết vấn đề. Ví dụ như khi bạn đang lái xe và có người khác bất ngờ tạt ngang ngay trước đầu xe của bạn, bạn có thể thể hiện sự bực tức bằng cách hét lên với người lái xe kia… Hãy nhận biết cảm xúc của mình và điều gì gây ra cho bạn cảm xúc ấy.

Bước 2. Đặt tên cho cảm xúc

 
Bước thứ hai là đặt tên cho cảm xúc mình đang trải qua. Tiếp tục với tình huống được đưa ra làm ví dụ ở bước 1, nếu có người bất ngờ tạt ngang ngay trước đầu xe của bạn, bạn có thể đặt tên cho cảm xúc của mình là: “tức giận”, “lo lắng vì gặp phải tình huống nguy hiểm”… Ngay khi bạn đã gọi được tên cảm xúc đó, bạn bắt đầu có thể phân tích, nhìn nhận nó.

Bước 3. Chịu trách nhiệm
 
Bước thứ ba này được gọi là chịu trách nhiệm cho chính cảm xúc của mình. Đây có thể là một trong những việc rất khó khăn bởi bạn có thể biện minh rằng “cái ông lái xe cắt ngang trước mặt tôi kia mới là người có lỗi” nhưng bạn lại quên mất rằng cảm xúc tức giận mà bạn đang có là do chính bạn tự chọn lấy. Có thể nói, trong hoàn cảnh đó, người lái xe kia đã không chỉ lấy đi sức mạnh, sự tự chủ của bạn mà còn điều khiển cảm xúc của chính bạn. Vì thế, hãy chịu trách nhiệm với chính cảm xúc của mình; khi đã xác định được điều này, cảm xúc và suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi theo một chiều hướng khác.

Bước 4. Hướng đến một ý nghĩa khác
 
Bước thứ tư để làm chủ cảm xúc bản thân là tìm ra một ý nghĩa khác. Giả sử bạn đưa ra yêu cầu công việc dọn nhà với những đứa con nhà bạn, nếu bạn yêu cầu chúng làm đến lần thứ ba hoặc thứ tư nhưng chúng vẫn có “trơ ra” không làm gì cả, lúc này bạn có thể cảm thấy tức giận và quát tháo chúng… Nhưng cảm xúc tức giận này hoàn toàn có thể chỉ là biểu hiện của việc bạn cảm thấy chúng không tôn trọng, không lắng nghe ý kiến của bạn. Khi đã xác định được vấn đề như thế, bạn có thể xử lý vấn đề một cách đúng đắn hơn.

Bước 5. Chấp nhận cảm xúc

 
Bước thứ năm để làm chủ cảm xúc là chấp nhận cảm xúc đó. Mỗi cảm xúc có thể là một thông điệp từ thế giới xung quanh hoặc phản ảnh những trải nghiệm trước đây. Vì thế, cảm xúc có thể không sai nhưng hành động phản ứng lại với thông điệp đó chưa chắc đã đúng đắn. Chấp nhận cảm xúc mình đang có và sau này có thể kiểm tra lại nó và điều chỉnh nếu cần thiết.

Bước 6. Cảm xúc là sự chỉ dẫn

 
Bước thứ sáu, bạn có thể xác định với bản thân, cảm xúc luôn mang lại cho bạn một điều gì đó hữu ích. Khi bạn đi vào con đường vắng vẻ, cảm xúc lo lắng, bất an sẽ xuất hiện. Ngược lại, khi đi qua con phố đông đúc có cả camera an ninh… bạn sẽ thấy yên tâm hơn. Rõ ràng, trong tình huống này, cảm xúc là một thông điệp giúp bạn xác định tốt hơn về tình trạng bản thân và môi trường xung quanh.

Bước 7. Thay đổi cảm xúc

 
Nếu bạn đang phải trải qua cảm xúc tiêu cực như sắp phải bước vào kỳ thi và bạn thực sự lo lắng, căng thẳng. Điều này tạo ra sự cản trở không nhỏ cho bạn trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi. Để làm thay đổi cảm xúc này, bạn có thể đặt mình vào tình huống tâm lý khác như hồi tưởng lại kỳ thi trước mà bạn đã trải qua và đạt được kết quả tốt. Khi đó, những cảm xúc khi bạn vượt qua kỳ thi như sự tự tin, niềm vui… sẽ tràn ngập trong bạn. Như vậy, chiến lược ở đây là đưa mình vào trạng thái khác bằng việc nghĩ đến những trải nghiệm tích cực trước đây để thay đổi cảm xúc hiện tại của bạn.

Trên đây là một số bước để học cách làm chủ cảm xúc của bản thân và đưa bản thân mình vào những tình huống tốt nhất. Việc học cách lắng nghe chính mình, đặt câu hỏi cho chính mình không phải là việc làm đơn giản bởi nó luôn đòi hỏi kỷ luật và sự kiểm soát tốt từ phía bạn.



Mai Văn Hải

(biên dịch từ http://www.myaspergers.net) 
Phát Triển Bản Thân Sưu tầm

Bài Viết Cùng Chủ Đề



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger... "Tham Gia Vào Nhóm Phattrienbanthan360

MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ