5 Bước thiết lập Mục tiêu theo SMART (Theo About.com)
Bất cứ ai từ một “Vận động viên” cho đến một “Tập đoàn doanh nghiệp lớn” đều cần phải xác định một cách rõ ràng các đích đến để có thể thiết lập các mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên tại các công ty nhỏ cũng còn nhiều công ty chưa có hoặc còn thiếu các mục tiêu trọng tâm.
Thông thường khi được hỏi “trong tương lai kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là gì?” thì các Lãnh đạo của các công ty nhỏ thường trả lời chung chung là “có nhiều các hoạt động kinh doanh”. Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng với bất cứ một vị Tổng giám đốc có lòng tự trong thì không bao giờ đề xuất hoặc đệ trình với Đại hội đồng cổ đông về những mục tiêu mơ hồ hoặc mập mờ không rõ ràng của doanh nghiệp.
Cho dù chỉ là một công ty nhỏ với 50 nhân viên hay là một “Đế chế” kinh doanh hùng mạnh thì sự thành công trong hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết lập các mục tiêu và khả năng thực thi tốt để đạt được các mục tiêu đã thiết lập. Vậy để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tới thành công bằng việc áp dụng nguyên tắc SMART trong việc thiết lập các mục tiêu rõ ràng và hiệu quả, chúng tôi đưa ra một số gợi ý như sau:
Các Mục tiêu SMART là gì?
S.M.A.R.T là tên viết tắt các chữ đầu của 5 bước: Cụ thể (Specific)-Có thể đo lường được (Measurable)-Có thể đạt được (Attainable/Achievable), Có tính thực tiễn cao (Relevant), Đúng hạn định (Time-Bound). Đây là một công cụ hết sức đơn giản được sử dụng để xác định các mục tiêu một cách rõ ràng để giúp doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch hành động chính xác nhằm đạt được kết quả tối ưu.
1.Cụ thể (Specific): Tập trung vào thiết lập và định nghĩa một các rõ ràng các mục tiêu lớn. Ví dụ như: “Tìm kiếm thêm được 2 khách hàng mới có doanh thu trên 1 tỷ USD trong lĩnh vực trang thiết bị y tế” là mục tiêu có ý nghĩa nhiều hơn là một mục tiêu chung chung: “có thêm nhiều khách hàng để phát triển hoạt động kinh doanh”. Càng xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể thì càng tạo ra quyền lực: đó là quyền lực mục tiêu. Mục tiêu càng tập trung thì nó tạo ra một sức hút như nam châm có thể hút mọi nguồn lực của doanh nghiệp hướng tới nó. Càng tập trung nguồn lực thì càng tạo ra sức mạnh để đạt được các mục tiêu đó.
2.Có thể đo lường được (Measurable): Một mục tiêu mà không có kết quả có thể đo lường được thì cũng giống như thi đấu thể thao mà không ghi nhận tỷ số, kết quả. Con số hay số liệu ghi nhận được là một phần quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Hãy đặt các con số rõ rang trong các mục tiêu để biết là doanh nghiệp đang ở đâu trong quá trình thực hiện mục tiêu. Một mục tiêu mà được viết lên bảng đặt tại trụ sở của doanh nghiệp thì nó tạo ra sự nhắc nhở hàng ngày đối với lãnh đạo cũng như nhân viên tập trung vào kết quả mà doanh nghiệp muốn đạt được.
3.Có thể đạt được (Attainable/Achievable): các doanh nghiệp nhỏ thường đặt ra các mục tiêu mà nằm ngoài tập với của họ. Không ai có thể đặt mục tiêu qua một đêm có thể kiếm hàng tỷ USD!!! Những nhà đầu tư mạo hiểm hay các cổ đông lạc quan nhất cũng không thể đặt long tin của họ vào một kế hoạch kinh doanh có những mục tiêu quá xa vời. Mặc dù là rất hy vọng và tin tưởng vào tương lai của doanh nghiệp, nhưng cũng cần phải có những bước đi vững chắc dựa trên các điều kiện thực tế. Thường xuyên đối chiếu và kiểm tra với các doanh nghiệp cùng ngành về tốc độ tăng trưởng của họ để có thể thiết lập ra các mục tiêu khôn ngoan.
4.Có tính thực tiễn cao (Relevant): Những mục tiêu kinh doanh mà có thể đạt được phải được dựa trên các điều kiện hiện thời và thực tế trong môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp có thể có mong muốn là tăng doanh thu lên thêm 50% và là một năm tốt nhất trong hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cũng phải tính tới việc suy thoái kinh tế và có them nhiều đối thủ cạnh tranh “nặng ký” tham gia vào thị trường của mình thì việc thiết lập các mục tiêu cũng cần hết sức chú ý tới sự tương quan trong điều kiện thị trường.
5.Đúng hạn định (Time-Bound): Mục tiêu kinh doanh hay đích đến của doanh nghiệ sẽ không thể thực hiện được nếu không có hạn định cho nó. Cho dù doanh nghiệp đặt ra mục tiêu là mở rộng tìm kiếm them 5 khách hàng mới và tăng doanh thu tăng thêm 20% nữa thì cũng cần phải thiết lập cho nó mục tiêu hạn định về thời gian phải hoàn thành các mục tiêu này.
Ví dụ mục tiêu SMART:
Vậy thì mục tiêu SMART trông như thế nào?: Chúng tôi đưa ra ví dụ “Tìm thêm 2 khách hàng mới có doanh thu trên 2 tỷ USD trong lĩnh vực kinh doanh trang thiết bị y tế tại TP HCM hoàn thành xong trong vào cuối quý 4 năm 2011 thông qua các hoạt động marketing và hội chợ thương mại chuyên ngành”.
Khi mục tiêu của doanh nghiệp đã là SMART rồi, thì cần phải thiết lập các nhiệm vụ và chương trình hành động để hoàn thành mục tiêu đó. Hàng kỳ phải có kế hoạch rà soát lại việc thực hiện mục tiêu và điều chỉnh nếu thấy cần thiết. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc thiết lập các mục tiêu là một công cụ cần thiết để có thể thành công trong kinh doanh. Hãy luôn luôn nhớ là SMART.
Phát Triển Bản thân ( tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét