Một ngày, Kate – cô gái da trắng – mắng chửi thậm tệ những ai coi cô là phụ nữ. Kate khẳng định cô là một chàng trai da đen và công khai đeo đuổi một cô gái cùng làm.
Kate là gái 100%. Cả bố mẹ, gia đình và những người biết cô đều khẳng định như vậy. Thậm chí cô đã có bạn trai được hơn 1 năm. Vậy mà một ngày kia, Kate khăng khăng phản đối khi có ai gọi và coi cô là phụ nữ. Cô tuyên bố mình là một chàng trai da đen và đeo đuổi một cô gái cùng làm.
Ban đầu, mọi người tưởng Kate bị đồng tính, nhưng lâu dần họ hiểu ra là không phải như vậy, bởi cô không dùng bất cứ một thứ trang phục phụ nữ nào và kiên quyết không chấp nhận chuyện mình… có kinh hằng tháng. Kate còn đau khổ nghĩ rằng mối tình với cô gái kia không được chấp nhận chỉ vì mình là một người đàn ông da đen… Người nhà cho rằng Kate bị ma ám.
(Ảnh: SK & ĐS) |
Một trường hợp tương tự: M. John là một chuyên gia trong ngành ngân hàng tại Washington DC. Anh có một mức lương lý tưởng, được sếp và đồng nghiệp tôn trọng, yêu mến.
Bỗng một buổi sáng kia, John đến ngân hàng, ngồi vào bàn của Mark – người phụ trách quỹ, giở sổ sách, máy tính ra và làm việc như một người quản lý quỹ thực thụ. Tất cả mọi người ngạc nhiên, bực bội và cuối cùng thống nhất đưa John ra kiểm điểm vì hành động vi phạm kỷ luật lao động của anh.
Thay vì ăn năn, nhận lỗi, John kiên quyết phủ nhận lỗi lầm của mình và nhạo báng mọi người rằng tại sao họ lại quên rằng anh đang là một người quản lý quỹ. Gần tháng sau, người đàn ông ấy lại trở về thành anh chàng John khi xưa, giỏi giang và hiền lành.
Hằng năm ở Mỹ, con số những người có biểu hiện như John hay Kate lên tới vài chục nghìn. Họ mang những đặc điểm rất giống nhau như: Cùng bị các rối loạn thể trạng và tâm lý. Khi vào “vai” nào đó, họ mang một nhân cách đặc biệt riêng, không hề giống với nhân cách vốn có hoặc những vai khác mà họ đã nhập. Sau khi “trở về“, họ không hề nhớ những chuyện đã xảy ra với mình trong khoảng thời gian bị “ma ám”.
Ban đầu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những người này bị rối loạn tâm lý hoặc có các tiền sử bệnh tâm thần trong quá khứ, hoặc bị các thương tổn tâm lý mạnh. Nhưng các kết quả kiểm tra đều không đúng như vậy. Một số người khác cho rằng họ bị mất trí nhớ tạm thời, nhưng cũng không thuyết phục. Ngay cả ý kiến cho rằng họ mắc chứng hoang tưởng cũng bị bác bỏ.
Các nhà khoa học cho rằng những người như John và Kate không hề bị ma ám như dân gian gán cho mà thực chất họ bị chứng rối loạn đa nhân cách (Multi Personality Disorder – MPD), căn bệnh được Pierre Janet, một bác sĩ người Pháp, mô tả lần đầu ở thế kỷ 19.
Theo Janet, một người được coi là bị MPD nếu có 4 triệu chứng:
- Có 2 hoặc nhiều hơn trạng thái của các nhân cách thay nhau chi phối con người.
- Các nhân cách phải hoàn toàn riêng biệt, tương đối ổn định về nhận thức, quan hệ gia đình, xã hội, khả năng miêu tả thế giới xung quanh.
- Khi bị một nhân cách này chi phối, người bệnh có khả năng quên các thông tin quan trọng liên quan đến các nhân cách tiềm ẩn khác, đến mức không thể xem đó là chứng quên thông thường.
- Các rối loạn đó không phải do ảnh hưởng của thuốc hay hóa chất.
Nhưng đến tận năm 1957, công chúng mới biết đến bệnh trên nhờ bộ phim Ba gương mặt của Eva. Phim được xây dựng dựa trên câu chuyện hoàn toàn có thật, kể về một người vợ vốn rất “ngơ ngác” trong quan hệ vợ chồng bỗng trở nên hết sức quyến rũ nhưng lại không nhớ chút gì về tính cách trước đó của mình… Cô được các bác sĩ chẩn đoán mắc MPD.
Theo các nhà y khoa, bệnh nhân MPD phải chịu những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp. Họ bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối, thậm chí có người có cùng lúc tới 37 nhân cách khác nhau. Cá biệt có những người bị giằng xé cùng một lúc bởi hai nhân cách hoàn toàn trái ngược. Theo một thống kê của Hội tâm thần Mỹ, có tới 1% dân số Mỹ có biểu hiện MPD và khoảng 20% bệnh nhân đang điều trị trong thực chất là bị MPD.
Thuyết đa nhân cách
(Ảnh: SK & ĐS) |
Tuy có quá trình “chọn lọc tự nhiên” như vậy nhưng những mầm nhân cách kia không bị mất đi hoàn toàn mà nấp ở đâu đó trong tiềm thức. Dưới một tác nhân nào đó, các nhân cách còn lại kia trỗi dậy, kiểm soát và đưa người ta vào chứng MPD.
Cách điều trị
Ban đầu, các bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tâm lý nhưng phần đông không có đáp ứng tốt. Các biện pháp thư giãn, vật lý trị liệu… và cả thuốc điều trị tâm thần cũng đều không có tác dụng. Một số bác sĩ còn dùng cả thuật thôi miên để kéo người bệnh ra khỏi trạng thái hỗn loạn nhưng thất bại.
Một số nhà khoa học đưa ra phương pháp trị liệu độc chiêu: Cho bệnh nhân đối diện với những nhân cách của mình. Trong một cuộc thử nghiệm, họ để John sống cùng Mark và vợ con anh ta, cùng làm việc với Mark trong một phòng và cùng làm công việc của Mark. Kết quả là sau một thời gian đối diện với Mark, John bắt đầu hoài nghi sự tồn tại của chính mình, lâu dần anh lúng túng và trở về với nhân cách John.
Các bác sĩ cho rằng sở dĩ bệnh nhân có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này là vì về bản chất, trong mỗi con người chỉ có một nhân cách phát triển. Nhân cách này được bồi đắp, rèn luyện nên trở nên bền vững, mạnh mẽ và riêng biệt. Những mầm nhân cách khác thường yếu đuối, èo uột nên nếu bị rối loạn, chỉ đủ sức chi phối người bệnh trong một thời gian ngắn.
Tuy nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh mới chỉ là những giả thuyết nhưng các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, nếu có một lối sống lành mạnh, có một nhân cách mạnh mẽ, “cá tính”, biết tiếp thu thông tin một cách thông minh và tỉnh táo thì bạn có thể tự bảo vệ được mình trước chứng rối loạn đa nhân cách.
Lê Phúc
Theo Serendip.brynm, awr.edu Sức Khỏe & Đời Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét