Đó cũng là lý do vì sao ông Zahi Hawass, Tổng thư ký Hội đồng di sản tối cao Ai Cập Zahi Hawass, khẳng định “việc tìm thấy xác ướp nữ hoàng Hatshepsut là một trong những phát hiện quan trọng nhất trong lịch sử khám phá Ai Cập, sánh ngang công trình khai quật lăng mộ hoàng đế Tutankhamun tại Thung lũng các ông hoàng vào năm 1922.
Theo sử sách ghi lại, triều đại của Nữ hoàng Hatshepsut diễn ra trong khoảng thế kỷ thứ 15 trước Công nguyên, sau khi Hoàng đế Thutmose II qua đời mà công chúa Neferure còn rất nhỏ.
Quyền lực của Hatshepsut bao trùm khắp lãnh thổ Ai Cập, và cũng nhờ đó mà vương quốc nằm dọc hạ lưu sông Nin này phát triển ngày một thịnh vượng hơn. Tuy nhiên sau khi Nữ hàng qua đời, toàn bộ di vật có liên quan bao gồm chứng cứ lịch sử, xác ướp, lăng tẩm, mộ đạo, tượng thần… đều biến mất một cách bí ẩn.
Năm 1903, trong một lăng mộ sập xệ thuộc nghĩa địa Thung lũng các ông hoàng ở Luxor, người ta tìm thấy một xác ướp vô danh nằm lăn lóc trên mặt đất, bên cạnh quan tài bằng đá cất giữ thi hài ẩm ướt của một nô tì phục vụ nữ hoàng.
Mấy chục năm sau đó, xác ướp không tên tuổi bị bỏ rơi không ai ngó ngàng, ngay cả khi được chuyển về Viện bảo tàng Cairo cũng chẳng có người nào cất công xác minh tung tích, do nghĩ rằng đó là di hài của một kẻ hầu vô danh.
Mãi cho đến khi có người phát hiện ra một chiếc răng sót lại trong rương thánh chạm trổ tên Hatshepsut, chuyên viên Viện bảo tàng mới tiến hành điều tra và ngạc nhiên tột độ khi nhận thấy rằng: chiếc răng vừa như in khi khớp vào quai hàm xác ướp bị bỏ quên nọ.
Thùy Vân
Tổng hợp/Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét