Khả năng nhìn bằng “con mắt thứ ba” phát hiện được ở Việt Nam và thế giới thường “đặt” ở các vùng da sau gáy, trước trán, đỉnh mũi, dái tai… Các vùng đó thường là những huyệt nhạy cảm của hệ thống huyệt đông y. Một số nghiên cứu nước ngoài về huyệt nhạy cảm của hệ thống huyệt đông y.
Ảnh minh họa |
Một số nghiên cứu nước ngoài về huyệt, không tìm thấy thêm các thể cảm thụ gì mới ở huyệt so với các vùng da bì khác. Trong da bì có cơ quan cảm thụ nóng lạnh, đó là các tiểu thể Ruffini và Krause, cảm thụ được kích thích nhiệt (dẫn truyền bằng các dao động nhiệt phân tử và bằng bức xạ tia hồng ngoại).
Kích thích nhiệt bằng tia hồng ngoại được thực hiện bởi tác dụng quang hóa lên các tế bào cảm thụ (của các tiểu thể nóng lạnh Ruffini và Krause đã nêu ở trên) tạo nên điện thế xung điện ở đầu dây thần kinh đưa đến vỏ não để nhận diện cảm xúc nóng lạnh (đó là định khu xử lý nóng lạnh đánh số 1 và số 2 ở vỏ não đỉnh)
Ở một số động vật cấp thấp, kích thích nhiệt bằng tia hồng ngoại ở các tiểu thể nóng lạnh được dùng để “nhìn” bằng da, ở trường hợp này các xung điện kích thích đưa đến vỏ não ở đỉnh khu xử lý về hình ảnh thu được (với con người, đó là định khu xử lý thị giác, được đánh số 17 nằm ở khe của vỏ não).
Những người “nhìn” bằng “con mắt thứ ba” ở các điểm trước trán, đỉnh mũi, dái tai đã phục hồi lại cách nhìn bằng các tiểu thể nóng lạnh ở động vật cấp thấp; bằng cách “chuyển” các xung điện kích thích ở các tiểu thể nóng lạnh (ở các điểm nhìn bằng “con mắt thứ ba” nói trên) về vỏ não, từ định khu nóng lạnh 1, 2 (với những người bình thường vẫn thực hiện) sang định khu 17 xử lý nhận dạng tín hiệu thị giác (ở người bình thường tín hiệu từ 2 con mắt vẫn gửi tới định khu 17 để xử lý).
Việc “chuyển” các trạng thái hoạt động thần kinh nói trên liên quan đến khả năng mở kênh ngoại cảm. Các hiện tượng ngoại cảm (là các hiện tượng không thu nhận bằng 5 giác quan thông thường) có trước đây ở động vật cấp thấp vẫn nằm ở vùng tiềm năng của con người, thông thường nó bị hoạt động thần kinh ức chế.
Nó chỉ được đưa lên xử lý ở vùng ý thức (vùng xử lý của kênh năm giác quan thường trực) nhờ mở kênh ngoại cảm (kênh ngoại cảm là kênh không thường trực được mở nhờ điều khiển bởi ý thức của con người).
Một số người “nhìn”" bằng “con mắt thứ ba” là do hoạt động phần mềm của bộ não có những xáo động (có một số nghiên cứu cho rằng nguyên nhân là do hoạt động của vùng hải mã trong bộ não không bình thường) đã đưa lên kênh ngoại cảm từ bị ức chế lên hoạt động (từ cơ chế ức chế sang cơ chế phát động – Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này ở sách “Ngoại cảm” do tác giả viết).
Kênh ngoại cảm có lúc mở có lúc không (có người lúc đầu khó mở sau mở dễ dàng) chính là do khả năng chuyển trạng thái từ ức chế sang phát động, bởi điều khiển hoạt động thần kinh có ý thức của mỗi người. Một số người tập luyện yoga, khí công, do tạo được ức chế ở vỏ não, ức chế các hoạt động của các kênh thường trực năm giác quan (giảm hoặc buông lỏng các hoạt động của kênh năm giác quan, gần giống với trạng thái khi ngủ).
Sự ức chế năm giác quan nói trên đã tạo khả năng đưa kênh ngoại cảm từ ức chế sang phát động, vì vậy một số người kể trên đã “nhìn” được bằng “con mắt thứ ba”
Việc chuyển chức năng xử lý từ định khu này sang định khu khác được thực hiện nhờ đặc tính linh hoạt của bộ óc, dựa trên sự đấu nối linh hoạt của tế bào thần kinh (có thể thay đổi đấu nối từ hướng này sang hướng khác), dựa vào cơ cấu có thể đấu nối song song của một kênh này với nhiều kênh khác (thực hiện ở vỏ não và áo não mới).
Để đọc được chữ in trên báo, bằng “con mắt thứ ba” phải nghiên cứu về độ phân giải của cấu trúc các tiểu thể nóng lạnh. Bề rộng nét chữ in trên báo là 0,2 đến 0,3 mm. Như vậy để nhìn thấy nó với bề rộng 1cm, vật cảm thụ phải phân biệt được 4 đến 5 vạch đen trắng. Điều này tương ứng với độ phân giải, chứa từ 16 đến 25 ô cảm nhận độc lập (pixel). Các tiểu thể nóng lạnh có mật độ ở da bì là từ 1-30 cái (1-30 pixel). Các điểm làm “con mắt thứ ba” được lựa chọn có mật độ tiểu thể phải lớn hơn 16 pixel.
Ngoài yêu cầu trên, điểm chọn làm “con mắt thứ ba” phải thỏa mãn hai điều kiện nữa: Có suy giảm tia hồng ngoại nhỏ (các điểm có vùng da bì mỏng và tương đối “trong” với tia hồng ngoại). Có khả năng đấu nối với kênh ngoại cảm được mở (điểm nhìn sau gáy, đã từng tồn tại ở động vật cấp thấp, vẫn còn giữ được liên hệ mờ với kênh ngoại cảm được mở. Kênh ngoại cảm có từ rất sớm, tương thích rất tốt với hệ thần kinh thực vật, mà hệ này lại có nhiều liên hệ với các huyệt ở dái tai, trán, đỉnh mũi).
Vì không có cơ cấu quang học như con mắt bình thường (con người, thủy tinh thể) làm tăng cường độ ánh sáng, tác dụng đến tế bào thị giác, nên tín hiệu “nhìn”, nhận được từ cơ quan cảm thụ nóng lạnh là rất yếu và lẫn rất nhiều can nhiễu (do môi trường xung quanh gửi tới). Bộ óc đã phải khắc phục các nhược điểm đó, mới “nhìn” rõ bằng “con mắt thứ ba”. Bộ óc thông qua xử lý phần mềm đã sử dụng một số biện pháp sau:
Làm tăng độ nhạy thu của kênh ngoại cảm, bằng cách làm tăng phản ứng quang hóa ở các tế bào cảm thụ (một nhà ngoại cảm khi mở kênh ngoại cảm tìm mộ, lúc đó trong óc họ có rất nhiều tiếng ồn lao xao của người “âm” vang lên, đó chính là bằng chứng tăng độ nhạy thu khi mở kênh ngoại cảm).
Dùng phần mềm xử lý “ép” loại bỏ can nhiễu, lọc thu lấy tín hiệu cần lưu ý (khi ta nói chuyện với ai đó trong phòng rất ồn ào, ta hầu như không nghe thấy tiếng ồn đó – chính là minh chứng bộ óc đã xử lý “ép” loại bỏ can nhiễu).
Sử dụng kỹ thuật ghi rồi đọc lại, có tính năng chọn lọc (loại bỏ can nhiễu, chỉ ghi và đọc lại tín hiệu cần lưu ý). Tín hiệu gửi đến xử lý ở bộ não đầu tiên được ghi vào bộ nhớ đệm sau đó đọc lại để đưa đến bộ nhớ làm việc, và sau đó trao đổi với bộ nhớ dài hạn, trình tự nêu trên đều thực hiện ghi và đọc lại có tính năng chọn lọc.
Nhờ tất cả các biện pháp xử lý đã nêu trên, mở kênh ngoại cảm nhìn bằng “con mắt thứ ba” vẫn có khả năng “nhìn được tốt.
Theo Lê Đình Đức/Báo An Ninh Thế Giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét