Tăng vốn là một yêu cầu tất yếu cho quá trình mở rộng, phát triển của mọi doanh nghiệp. Việc tăng vốn có thể xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp việc việc tăng vốn là nhằm đáp ứng các quy định của pháp luật. Điển hình như trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam, do quá trình nhà nước sắp xếp và tổ chức lại hệ thống ngân hàng nên sức ép tăng vốn điều lệ của các ngân hàng lại đang là vấn đề nóng Để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới . Nghị định số 141 của Chính Phủ quy định đối với các ngân hàng thương mại, mức vốn pháp định áp dụng cho đến ngày 31/12/2010 là 3.000 tỷ đồng. Và để đáp ứng quy định này, thời gian qua các ngân hàng đã tập trung mọi nỗ lực để hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo lộ trình quy định. Tuy nhiên, giải pháp nào để tăng vốn thành công là một bài toán nan giải của các CEO, bởi liên tục những năm qua thị trường bị tác động mạnh của cuộc khủng hoàng tài chính năm 2008 - 2009, sự "nóng - lạnh" bất thường và liên tục của tỷ giá $, giá vàng vào năm 2010 nên quá trình việc tăng vốn của các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Theo dự kiến Ngân hàng Sacombank tăng thêm 2.479 tỉ đồng, Ngân hàng ACB tăng thêm 1.563 tỉ đồng bằng phương án phát hành thêm cổ phiếu với tỉ lệ 5:1 cho cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên, giải pháp này không mang lại hiệu quả như mong đợi do sự lao dốc của thị trường chứng khoán vào thời điểm đó. Và mặc dù không ít ngân hàng phải liên tục gia hạn thời gian phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhưng vẫn không thành công. Và với những khó khăn nối tiếp khó khăn đó, thì đến thời điểm đầu tháng 12/2010 - tức là chỉ còn một tháng nữa là thời hạn tăng vốn cho các ngân hàng sẽ hết thì vẫn có đến 19 ngân hàng đứng trước nguy cơ không thể cán đích đúng hạn. Trong tình cảnh tiến thoái lưỡng nan này của các ngân hàng, thì vào ngày 14/12/2010 Ngân hàng nhà nước phát đi thông tin Chính Phủ đồng ý việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 141 theo hướng gia hạn thời gian tăng vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2011. Tuy nhiên, với bối cảnh thị trường tiếp tục khủng hoảng sâu, lạm phát tăng cao, giá vàng và tỷ giá tiếp tục bất ổn như hiện nay thì đây là một thử thách rất lớn đối với các CEO. Và bây giờ đây khi chỉ còn đúng 5 tháng nữa là thời điểm 31/12/2011 sẽ đến, liệu các ngân hàng chưa tăng được vốn có thể lật ngược tình thế hay không? những giải pháp các ngân hàng đã, đang và sẽ sử dụng trong giai đoạn nước rút có giúp các ngân hàng về đích được hay không? thật khó để có câu trả lời. Tình huống của CEO : Tình huống dành cho CEO một ngân hàng thương mại cổ phần. Ngân hàng đang đứng trước áp lực tăng vốn tối thiểu đạt 3.000 tỉ đồng theo quy định của nhà nước. CEO nhận được đề nghị sáp nhập từ một ngân hàng nhỏ khác. Tuy nhiên, trong ban giám đốc có ý kiến đề nghị ngân hàng nên lựa chọn tăng vốn bằng cách bán cổ phần cho một số cổ đông chiến lược. Một ý kiến khác cho rằng nên lựa chọn phương án phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán để thu hút vốn. CEO sẽ quyết định như thế nào? CEO của chương trình: Ông Tô Hiếu Thuận - Giám đốc Chi nhánh – Công ty TNHH Thiên Thiên Lộc. Thành viên Tổ chức Kết nối Thương mại Toàn cầu BNI Việt Nam Nhóm cộng sự: 1. Ông Nguyễn Duy Đoan – Giám đốc điều hành - Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Danh Tân- Detail. Thành viên Tổ chức Kết nối Thương mại Toàn cầu BNI Việt Nam 2. Tiến sĩ Bùi Thị Thúy Nga- Giám đốc điều hành – Công ty TNHH Công Nghệ D.C. Thành viên Tổ chức Kết nối Thương mại Toàn cầu BNI Việt Nam 3. Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như – Giám đốc điều hành – Công ty Tư vấn An Luật. Thành viên Tổ chức Kết nối Thương mại Toàn cầu BNI Việt Nam Hội đồng giám khảo: 1. Giáo sư Loek Hopstaken – Trường Đại học Wittenborg Hà Lan. Trưởng khoa Quản Trị Kinh Doanh – Trường Kinh doanh Hoàng Gia – Royal Business School 2. Ông Nguyễn Hoài Nam – Tổng Giám đốc – Tập đoàn Berjaya Việt Nam 3. Ông Phùng Việt Thắng – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Toàn cầu hóa – Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT |
Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011
Trận 36: Quản trị kinh doanh-Giải pháp huy động vốn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét