Trong một quốc gia, hệ thống ngân hàng đóng vai trò như trái tim vận hành dòng tiền nuôi sống nền kinh tế. Chính vì vậy, ngành ngân hàng luôn được các chính phủ quan tâm và hỗ trợ, thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, là doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng cũng phải đối diện với sức ép cạnh tranh từ nhiều phía. Khi Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế thì sức ép cạnh tranh không chỉ tồn tại giữa các ngân hàng trong nước mà còn đến từ các ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt, theo cam kết khi gia nhập WTO, từ ngày 1/1/2011, chúng ta buộc phải mở cửa hoàn toàn ngành ngân hàng. Có thể thấy rằng, với nguồn lực dồi dào, kinh nghiệm và uy tín thương hiệu của mình không cần chờ đến ngày 1/1/2011, các ngân hàng nước ngoài cũng đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam như: phát hành trái phiếu, bán lẻ, huy động vốn, tín dụng, thẻ…..Và khi thời điểm thị trường mở cửa hoàn toàn đến gần thì các ngân hàng ngoại đã nhanh chóng tiến sâu hơn vào thị trường bằng các chiến lược hết sức khôn ngoan và bài bản. Cuối tháng 9/2010, Ngân hàng HSBC đã khai trương chi nhánh thứ 5 của mình tại Việt Nam. Một tháng sau đó, Ngân hàng Citibank cũng chính thức khai trương dịch vụ bán lẻ tại Hà Nội. Citibank còn tung ra các dịch vụ ngân hàng thông minh, sáng tạo nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ, năng động, thích công nghệ cao Nhận thấy những nguy cơ ngày càng hiện hữu khi sự cạnh tranh với các ngân hàng ngoại ngày càng lên cao, các ngân hàng Việt với các lợi thế riêng như: chiếm tới 90% thị phần bán lẻ ở Việt Nam, mạng lưới hoạt động rộng khắp, hiểu biết thấu đáo về thị trường cũng như hành vi, nếp suy nghĩ của khách hàng…cũng đã nhanh chóng có các bước đi riêng của mình. Ngoài nỗ lực để cho ra đời các sản phẩm dịch vụ đa dạng và phong phú như: internet banking, home banking, SMS banking, mobile banking, ví điện tử, thẻ tín dụng..Thì sự kiện mới nhất là liên thông hệ thống máy ATM và máy cà thẻ để 28,5 triệu chủ thẻ có thể giao dịch ở bất cứ ATM nào là một nỗ lực lớn thể hiện sự bắt kịp về công nghệ của các ngân hàng trong nước Với sự quyết liệt đó, các ngân hàng Việt đang chứng minh một điều họ là những đối thủ không dễ để vượt qua. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh này các ngân hàng nội vẫn bộc lộ nhiều điểm hạn chế mà nếu không cẩn thận thì rất có thể các ngân hàng nội sẽ tự đánh mất lợi thế "sân nhà" của mình trước các đối thủ ngoại. Một điểm hạn chế lớn nhất của các ngân hàng nội hiện này chính là nguồn lực tài chính.Do đó, khả năng chống đỡ các rủi ro của các ngân hàng nội rõ ràng là thấp hơn vì thế áp lực bị cạnh tranh sẽ lớn hơn. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nguồn nhân sự cấp cao trong ngành, trình độ quản lý công nghệ thấp cũng khiến các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng kém hấp dẫn hơn…Cạnh tranh với ngân hàng ngoại là một xu hướng tất yếu đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng quyết liệt hơn trên thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam. Tình huống của CEO : Tình huống dành cho CEO một ngân hàng thương mại cổ phần. Sau ngày 1/1/2011, theo lộ trình gia nhập WTO, thị trường tài chính ngân hàng mở cửa hoàn toàn, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được tham gia vào thị trường với đầy đủ sản phẩm, dịch vụ như ngân hàng nội địa. Với tiềm lực tài chính, uy tín thương hiệu và kinh nghiệm hơn hẳn các ngân hàng trong nước, nhiều khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của ngân hàng đã bị các đối thủ nước ngoài lôi kéo. Trước áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng ngoại, có ý kiến đề xuất ngân hàng cần điều chỉnh lại chiến lược sản phẩm mới phù hợp với ngân hàng nội địa, né tránh việc cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng ngoại. Có ý kiến lại cho rằng ngân hàng nên tập trung nâng cao năng lực, chấp nhận cạnh tranh. CEO sẽ làm gì trong tình huống này? CEO của chương trình: Ông Nguyễn Bình Phương - Phó Tổng giám đốc - Ngân hàng TMCP Nam Á . Thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 Nhóm cộng sự: 1. Ông Huỳnh Trọng Văn - Giám đốc- Công ty Cổ phần Dữ liệu trực tuyến ODS. Thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 2. Ông Đào Ngọc Hoàng Giang – Tổng giám đốc - Công ty Cổ phần Thiết bị văn phòng Sao Mai. Thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 3. Ông Nguyễn Minh Việt – Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm Asoft. Thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 Hội đồng giám khảo: 1. Giáo sư Jeffrey Mueller - Trường Đại học National University California, Mỹ. Chuyên gia Quản trị nhân sự và Nghệ thuật lãnh đạo - Trường Kinh doanh Hoàng Gia - Royal Business School 2. Ông Võ Tấn Long- Tổng Giám đốc Công ty IBM Việt Nam. 3. Bà Ngô Thanh Thủy - Giám đốc Khối các định chế Tài chính và Tổ chức Công – Ngân hàng ANZ |
Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011
Trận 37-Cạnh tranh với ngân hàng ngoại
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét